Viêm lợi và cách phòng tránh

viêm lợi

Viêm lợi và cách phòng tránh

Bệnh viêm lợi là một chứng bệnh phổ biến trên toàn thế giới, cả người lớn và trẻ nhỏ đều là đối tượng dễ mắc phải. Viêm lợi không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, nó còn ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh.

Viêm lợi là gì?

Viêm lợi là một chứng bệnh viêm phát sinh ở tổ chức lợi chân răng. Biểu hiện lâm sàng là nướu sưng đỏ, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng. Người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng.

viêm lợi
Viêm lợi

Viêm lợi lâu dài có thể khiến cho lợi răng phì đại, tăng sinh. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới các bệnh nặng hơn về răng miệng. Nghiêm trọng hơn có thể sẽ mất răng.

Nguyên nhân viêm lợi?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm lợi:

– Vệ sinh răng miệng không đúng cách, dẫn đến mảng bám tích tụ gây ra cao răng.

– Vi khuẩn ẩn chứa trong các ổ răng.

– Ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột.

– Nghiện rượu, thuốc lá.

– Người bị bệnh tiểu đường.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm lợi

Không chỉ do thói quen vệ sinh răng miệng kém, những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cao như:

– Người bệnh tiểu đường: hàm lượng đường trong nước bọt cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tạo thành mảng bám và gây ra viêm lợi.

– Phụ nữ mang thai: sự thay đổi hormone khi mang thai làm giảm khả năng miễn dịch của lợi trước sự tấn công của vi khuẩn, dẫn đến viêm lợi.

– Người mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như bạch cầu, HIV,…

– Người thiếu các dưỡng chất cần thiết như vitamin C, vitamin PP,…

Làm gì để ngăn ngừa viêm lợi?

Cách hiệu quả nhất để đối phó với viêm lợi là phòng ngừa bệnh xuất hiện. Bạn cần tuân thủ các bước sau:

1. Đánh răng thường xuyên và đúng cách

Đánh răng sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Khi đánh, chú ý đánh theo chiều dọc hoặc xoay tròn để lấy sạch thức ăn thừa cũng như mảng bám. Không đánh theo chiều ngang vì dễ làm hỏng men răng. Bên cạnh đó, nên chọn loại bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương mô xung quanh răng, có thể gây viêm nướu.

2. Dùng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn

Chỉ nha khoa sẽ loại bỏ thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng – mầm mống của mảng bám và cao răng gây viêm nướu. Khi sử dụng, hãy nhẹ nhàng kẻo làm chảy máu nướu.

3. Súc miệng sau khi đánh răng

Đây là bước sau cùng trong chu trình chăm sóc răng miệng. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già sẽ giúp đánh bay các hạt thức ăn. Đồng thời trung hòa vi khuẩn trong miệng và giảm các dấu hiệu sớm của viêm nướu.

Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách

4. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng với đầy đủ dưỡng chất sẽ tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp nướu săn chắc hơn. Đặc biệt, đừng quên bổ sung đủ vitamin C và canxi – hai chất dinh dưỡng có tác dụng giảm thiểu khả năng tình trạng sưng nướu.

5. Giảm căng thẳng

Nghe có vẻ không liên quan nhưng thực chất, mức độ căng thẳng cao sẽ ảnh hưởng tới nồng độ hormone, nhất là hormone cortisol – loại hormone có thể dẫn đến viêm và sưng nướu. Hãy cố gắng giảm áp lực và căng thẳng cho bản thân ở mức độ thấp nhất có thể.

6. Thăm khám tại Nha khoa

Nếu bạn bị viêm lợi và không chắc tình trạng của mình nhẹ hay nặng, đừng ngần ngại đi khám. Các nha sĩ giàu kinh nghiệm tại Nha khoa Omega Dental Hải Phòng sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này và thực hiện điều trị viêm lợi phù hợp.

Thăm khám tại nha khoa Omega Dental Hải Phòng
Thăm khám tại nha khoa Omega Dental Hải Phòng

Nha khoa Omega Dental – Nụ cười từ tâm Nâng tầm hạnh phúc.
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaOmega
Điện thoại & Zalo: 0707.125.999
Địa chỉ: CS1: Shophouse BH 01-25 Vinhomes Imperia, Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng.
CS2: 19 Tôn Đức Thắng, Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng.

Chia sẻ bài viết

0707 125 999