TẠI SAO ĐÃ VỆ SINH SẠCH SẼ NHƯNG HƠI THỞ VẪN CÓ MÙI?

hơi thở có mùi

TẠI SAO ĐÃ VỆ SINH SẠCH SẼ NHƯNG HƠI THỞ VẪN CÓ MÙI?

Hơi thở có mùi xảy ra khi những vi khuẩn tự nhiên ở trong khoang miệng phá vỡ các hạt thức ăn tồn tại giữa răng và dọc theo đường nướu, đặc biệt là trên lưỡi. Quá trình này xảy ra sẽ giải phóng một loạt hợp chất có mùi hôi ở miệng.

1. Nguyên nhân hơi thở có mùi hôi

Vấn đề răng – miệng             

– Các mảng thức ăn còn bám lại ở kẽ răng, chân răng hoặc bề mặt răng, lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men và tiết chế ra các hợp chất có mùi khó chịu.

– Răng bị sâu tạo nơi trú ẩn cho vi khuẩn.

sâu răng
Sâu răng

– Nhiễm trùng ở nướu, chân răng, quanh cổ răng…

– Mắc các bệnh về lợi hoặc nha chu.

Bệnh mũi – xoang

– Các bệnh lý về mũi – xoang như viêm mũi xoang cấp mạn, viêm xoang do răng khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

– Ngoài ra các bệnh lý như viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi, polyp mũi xoang, ung thư hoặc có dị vật ở mũi cũng là những nguyên nhân hôi miệng thường gặp.

Các bệnh lý khác

– Các bệnh như viêm họng, viêm amidan, ung thư vòm họng…cũng có khả năng làm hôi miệng.

– Bệnh chai gan khiến hơi thở hôi mùi tỏi hay trứng thối; bệnh thận hư gây ra mùi tanh trong vòm miệng; bệnh tiểu đường có mùi táo thối; mùi khai từ nhiễm độc niệu; mùi chua của bệnh dạ dày, trào ngược dịch vị…

trào ngược dạ dày
Bệnh về dạ dày

– Một số các bệnh khác có khả năng gây hôi miệng như: lao phổi, AIDS

– Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi về hoocmon, sản sinh ra hơi có lưu huỳnh làm hôi miệng

Do thực phẩm

– Một số loại thực phẩm nặng mùi như sầu riêng; các loại mắm như: mắm ruốc, mắm tôm, mắm nêm…; hành, tỏi; các loại rau có mùi là nhóm thực phẩm khiến hơi thở nặng mùi.

– Ngoài ra, việc sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, cà phê; đồ uống có gas như nước ngọt, thuốc lá, xì gà…trong thời gian dài cũng khiến khoang miệng có mùi khó chịu.

2. Một số cách phòng ngừa hôi miệng mà bạn nên biết

 – Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để lấy các thức ăn thừa trong kẻ răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn.

chăm sóc răng sứ
Vệ sinh răng miệng

– Thường xuyên vệ sinh bề mặt lưỡi.

– Nếu mang răng giả, cần vệ sinh đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

– Hạn chế các nhóm thực phẩm gây mùi ở miệng.

– Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ dễ gây nóng trong người dẫn đến lở miệng.

– Hạn chế dùng các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt… Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc xì gà.

Không hút thuốc
Không hút thuốc lá

– Khám răng đều đặn 6 tháng/ 1 lần để trị sâu răng, cạo vôi răng khi cần.

– Khi có biểu hiện hôi miệng kèm theo triệu chứng đau ở các cơ quan khác trong cơ thể cần thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Biết được nguyên nhân hôi miệng và cách chữa trị là yếu tố quan trọng để người bệnh lấy lại sự tự tin trong giao tiếp cũng như hiệu quả trong công việc.

Ngoài việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, người mắc chứng hôi miệng cũng nên chủ động đi thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe răng miệng và chữa trị kịp thời.

Nha khoa Omega Dental – Nụ cười từ tâm Nâng tầm hạnh phúc.
Facebook: https://www.facebook.com/NhaKhoaOmega
Điện thoại & Zalo: 0707.125.999
Địa chỉ: CS1: Shophouse BH 01-25 Vinhomes Imperia, Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng.
CS2: 19 Tôn Đức Thắng, Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng.

Chia sẻ bài viết

0707 125 999